Chú thích Khởi_nghĩa_Thanh_Sơn

  1. Theo Lịch sử Vĩnh Phú, tr. 120.
  2. Chép theo Việt sử tân biên (sách đã dẫn, tr. 287). Lịch sử Vĩnh Phúc chép Ferry và Ganet bị nước cuốn trôi mất tích vào ngày 2 tháng 1 năm 1891, khi đi đặt đường dây điện ở vùng sông Đà thì bị nghĩa quân phục kích (tr. 124).
  3. Đề Kiều là thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp ở Rừng Già, thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
  4. L’histoire militaire de L’indochine (Lịch sử chiến tranh Đông Dương) từ 1884 đến 1922, do trung tướng Puy-pê-ru, tổng chỉ huy các đạo quân Đông Dương làm chủ biên. Nhà in Viễn Đông ấn hành, Hà Nội, 1922. Dẫn lại theo sách Lịch sử Vĩnh Phú, tr. 125.
  5. Xem giải thích ở trang Lính tập.
  6. Chép theo Việt sử tân biên (tr. 287). Lịch sử Vĩnh Phú ghi là xóm Rồng (tr. 121).
  7. Mặc dù chiếu phong ghi là của vua Hàm Nghi (ngày 10 tháng 8 năm 1891), nhưng thật ra là do bộ chỉ huy phong trào Cần Vương mà người đứng là Tôn Thất Thuyết ban cho, vì vua Hàm Nghi đã bị đối phương bắt vào tháng 9 năm 1888.
  8. Lịch sử chiến tranh Đông Dương do trung tướng Puy-pê-ru làm chủ biên. Sách Lịch sử Vĩnh Phú dẫn lại, tr. 122.
  9. Tống Duy Tân ở lại tiếp tục cầm cự một thời gian nữa, nhưng đến tháng 9 năm 1892, thì phải giải tán lực lượng để tránh thêm thương vong. Qua tháng sau, thì ông bị quân Pháp bắt được và xử chết. Xem chi tiết ở trang Tống Duy Tân và trang Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
  10. Chép theo Việt sử tân biên (tr. 289). Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (mục từ Đốc Ngữ) cũng ghi ông bị quân Pháp sát hại vào năm 1892.
  11. Lịch sử Vĩnh Phú (tr. 124) ghi bị sát hại 1893. Lịch sử Việt Nam [1858 - cuối XIX] (tr. 106) ghi rõ là ông bị sát hại vào tháng 8 năm 1893.
  12. Theo Lịch sử Việt Nam (1858 - cuối XIX), tr. 104 và 106.